Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
36 lượt xem

Top 4 vật liệu chống thấm sàn bê tông cực hiệu quả

Chống Thấm Sàn là hạng mục quan trọng hàng đầu trong thi công chống thấm ở các công trình xây dựng. Do bề mặt sàn là nơi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ thời tiết. Vì vậy, đây luôn là nơi có các dấu hiệu bị thấm dột như ứ đọng nước; nứt nẻ sàn; mọc rêu mốc rõ rệt nhất. Chính vì thế, bạn rất cần phải có một loại vật liệu có thể giúp chống sàn mái bê tông hiệu quả. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu top 4 loại vật liệu chống thấm sàn hiệu quả mà bạn nên thử cho công trình nhà mình.

Vì sao cần phải thi công chống thấm sàn mái ?

Nguyên nhân dẫn đến sàn bị thấm dột

Khác với thấm dột ở tường, sàn mái bị thấm dột thường do những nguyên nhân sau:

  • Sử dụng phương pháp thi công cổ điển bằng màng khò khi thi công lúc đầu nên màng có thể không kín. Sau một thời gian sử dụng màng sẽ co dãn, dẫn đến việc nước sẽ xâm nhập vào bên trong một cách dễ dàng; lâu ngày gây nên tình trạng thấm dột ở sàn mái.
  • Hệ thống thoát nước trên sàn mái kém; vệ sinh mái không tốt; thường xuyên có nước ứ đọng trên sàn.
  • Không kiểm tra kỹ độ ẩm sàn trước khi lát gạch trong quá trình thi công. Điều này dẫn đến tình trạng nước ứ đọng từ khi mới xây dựng.
  • Sử dụng vật liệu chống thấm sàn mái kém chất lượng; phương pháp thi công không đúng.
  • Kết cấu công trình chưa ổn định di bảo dưỡng kém; không sử dụng phụ gia có độ co dãn cần thiết cho bê tông, hồ, vữa nên dẫn đến bị nứt, tạo điều kiện khiến nước thấm vào bên trong.
Nguyên nhân dẫn đến mặt sàn bị thấm dột
Nguyên nhân dẫn đến mặt sàn bị thấm dột

Những tác hại khi công trình không được thi công chống thấm sàn

Khi biết chắc được các nguyên nhân chính xác dẫn đến thấm sàn, bạn cần đưa ra phương án giải quyết kịp thời và phù hợp. Nếu không sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng dưới đây:

  • Thấm dột sàn khiến cho công trình mau xuống cấp.
  • Tình trạng rêu mốc kéo dài gây mất thẩm mỹ và tích tụ vi khuẩn ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
  • Thi công chống thấm sàn ngay từ đầu sẽ giúp gia chủ tiết kiệm chi phí sửa chữa và đem tới sự bền bỉ và tính thẩm mỹ cao cho công trình.

Bảng báo giá thi công chống thấm mái

 ✅ Chống thấm sàn bằng keo chống thấm chuyên dụng 310.000 – 350.000 VNĐ/m2
 ✅ Chống thấm sàn bằng nhựa đường 330.000 – 370.000 VNĐ/m2
 ✅ Chống thấm sàn bằng Flinkote 130.000 – 160.000 VNĐ/m2
 ✅ Chống thấm sàn bằng Sika 120.000 – 150.000 VNĐ/m2
 ✅ Chống thấm sàn bằng xi măng 130.000 – 160.000 VNĐ/m2
 ✅ Chống thấm sàn bằng sơn epoxy 330.000 – 380.000 VNĐ/m2
 ✅ Chống thấm sàn bằng hóa chất 110.000 – 170.000 VNĐ/m2
 ✅ Chống thấm sàn bằng màng chống thấm bitum 260.000 – 290.000 VNĐ/m2

Lưu ý: Bảng giá này mang tính chất tham khảo, bởi mức giá còn giao động vào mức độ cần chống thấm hiện tại. Hoặc mức giá có thể chênh lệch vào tùy từng thời điểm thi công.

>> Xem thêm: Các công nghệ chống thấm được ưa chuộng hiện nay

Các phương pháp chống thấm sàn hiệu quả nhất hiện nay

Keo chống thấm sàn chuyên dụng

Nếu bề mặt sàn mái bê tông nhà bạn bị nứt thì keo chống thấm sàn bê tông chuyên dụng chính là giải pháp tối ưu dành cho bạn. Loại keo được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là TX-911 có cấu tạo từ bitum và PU.

Keo có khả năng đàn hồi cao nên bạn có thể dùng nó để trám bít các vết nứt trong thời gian dài. Dưới tác động của thời tiết, loại keo này cũng có những thay đổi đổi dãn hoặc nở thích hợp. Như vậy, sàn mái nhà bạn sẽ không bị rạn nứt hay thấm đột dù trời nắng hay mưa. Để sử dụng, bạn chỉ cần bơm keo trực tiếp vào vết nứt. Sau khi xử lý xong, chúng ta mới sử dụng đến vật liệu chống thấm toàn diện.

Keo chống thấm sàn chuyên dụng
Keo chống thấm sàn chuyên dụng

Chống thấm sàn bằng nhựa đường

Nhựa đường là vật liệu với khả năng thẩm thấu và kết dính cực tốt khi được đun nóng chảy. Loại vật liệu này có khả năng ngăn nước tuyệt đối; kết cấu màng dày dặn có tính đàn hồi cao. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì tuổi thọ của lớp màng này lên tới hàng chục năm. Đây là phương án dành cho các công trình phải chịu thấm dột nghiêm trọng.

Nhựa đường có thể tạo lớp màng dày, giúp ngăn nước triệt để. Thời điểm để quét nhựa đường là sau khi dùng keo bít hết các vết rạn, nứt trên sàn. Trong số các phương pháp thi công thì sử dụng nhựa đường được coi là gợi ý đáng cân nhắc nhất.

Chống thấm sàn bằng nhựa đường
Chống thấm sàn bằng nhựa đường

>> Đọc thêm: Bitum chống thấm có những loại nào

Vật liệu chống thấm sàn Flinkote

Flinkote được coi như “chìa khóa” cho không ít giải pháp thi công chống thấm sàn mái bê tông bị nứt. Nó là chất liệu được sử dụng trực tiếp, giúp tiết kiệm đáng kể công sức và thời gian thi công. Hiệu quả chống thấm của Flinkote được công nhận trên toàn thế giới. Do đó, đây được coi là giải pháp chống thấm tuyệt hảo mà bạn không nên bỏ qua.

Chống thấm mái bị nứt bằng Sika

Sika chống thấm được dùng sau khi các vết nứt đã được trám và bít kỹ. Chống thấm bằng sika được xem là giải pháp chống thấm phổ thông nhất. Nó có khả năng ngăn màng nước vượt trội cho toàn bộ bề mặt sàn mái nhà. Sika là dạng hóa chất lỏng, có khả năng thẩm thấu tốt. Thi công bằng loại vật liệu này tương đối dễ dàng. Nó có tuổi thọ lên tới hàng chục năm. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi chống thấm sàn mái bằng sika.

Chống thấm sàn bằng xi măng

Đây là một trong số những phương pháp chống thấm sàn đơn giản mà ai cũng có thể tự làm được với các công cụ sẵn có. Vật liệu giá rẻ , dễ kiếm cũng như không yêu cầu quá nhiều về kĩ thuật thi công nhưng đem lại hiệu quả khá cao.

  • Chuẩn bị bề mặt

Chuẩn bị dụng cụ, máy móc hỗ trợ cho hoạt động thi công: cây lăn, chổi quét, bay…

Chuẩn bị vật liệu chống thấm sàn mái sân thượng: có thể dùng xi măng trắng hoặc đen.

Vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn bê tông, loại bỏ sạch vụn vữa, bụi bẩn, mảng rêu bám trên sàn mái.

Chống thấm sàn bằng xi măng
Chống thấm sàn bằng xi măng
  • Tiến hành thi công

Việc đầu tiên cần làm là pha xi măng với nước : Hãy sử dụng tỉ lệ pha của nhà sản xuất khuyến nghị hoặc tỉ lệ của những người có nhiều kinh nghiệm thực tế. Tỉ lệ nước và xi măng phải được cân bằng đảm để bảo độ kết dính nhưng không quá đặc.

Tiến hành Quét xi măng : Sử dụng con lăn, khi quét xi măng chống thấm bề mặt sàn, cần phải quét đều tay, từ nhỏ đến lớn. Tránh hấp tấp vội vàng hay ngắt quãng sao cho xi măng được dàn đều như nhau trên bề mặt, không quá dày nhưng cũng không được quá mỏng. Có thể chia làm 2 lớp để quét. Quét lớp đầu và để khô tự nhiên khoảng 10 phút sau đó quét tiếp.

Để có thể bảo vệ bề mặt tránh khô quá nhanh do môi trường bạn có thể dùng bao, túi, lưới,.. để che chắn bề mặt. Việc làm này giúp tránh ảnh hưởng lớp xi măng mới quét, làm giảm giá trị chống thấm và mất tính thẩm mỹ công trình.

Chống thấm sàn bằng sơn epoxy 

  • Trước khi tiến hành thi công cần dùng máy chà nhám làm sạch nơi cần chống thấm trước khi thi công chống thấm sàn bằng sơn Epoxy.
  • Bước tiếp theo bả 2 lớp chống thấm sử dụng keo Epoxy kết hợp với hợp chất chống thấm Epoxy mỗi lớp cách nhau khoảng 6h.
  • Tiếp đó đến công đoạn sơn lót – sau khi lớp bả khô, tiến hành quét sơn lót. Loại sơn lót thường được sử dụng là loại sơn không dung môi, hoặc có dung môi và không màu.
  • Bước cuối cùng sơn phủ 2 lớp.
Chống thấm sàn bằng sơn epoxy
Chống thấm sàn bằng sơn epoxy

Chống thấm sàn bằng hóa chất

Phương pháp sử dụng hóa chất Water Seal DPC và vữa chống thấm 2 thành phần Sika Topseal 107 cũng là một trong những biện pháp thi công có hiệu quả rất cao được nhiều nơi tin dùng.

  • Chuẩn bị bề mặt

Yêu cầu bề mặt sân thượng phải thật sạch, loại bỏ hết các bụi bẩn, vữa thừa, tạp chất trên bề mặt,…

Việc bề mặt sân thượng được sạch, sẽ giúp các bước chống thấm đạt hiệu quả cao nhất.

  • Xử lý sân thượng bằng vữa chống thấm 2 thành phần Sika Topseal 107.

Hãy tạo một lớp vữa mỏng quét lên bề mặt sàn bê tông để lấp kín những vết rạn nứt của sân thượng. Đối với các vết nứt lớn, cần đục thành hình chữ V, sau đó sử dụng vữa rót tự chảy Sika Grout để lấp đầy.

Sử dụng vữa chống thấm 2 thành phần Sika Topseal 107 để thi công, tiến hành quét 2 lớp, mỗi lớp cách nhau 2 giờ.

Chống thấm sàn bằng hóa chất
Chống thấm sàn bằng hóa chất
  • Xử lý chất chống thấm sân thượng bằng hóa chất chống thấm Water Seal DPC.

Sau khoảng 3-4 giờ, lớp vữa chống thấm khô. Lúc này cần phun dung dịch chống thấm thẩm thấu Water Seal lên toàn bộ sàn bê tông và chân tường gạch của sân thượng.

Nên phun 2 lớp, mỗi lớp cách nhau 4-5 phút, phun phải đều và đảm bảo ướt mặt sàn. Phun chân tường cao lên khoảng 15-20cm.

Sau khi xử lý chất chống thấm Water Seal DPC để khô bề mặt thì tiến hành ngâm nước bảo dưỡng trong 24 giờ là có thể tiến hành nghiệm thu.

chống thấm sàn bằng màng chống thấm bitum

  • Quét 1 lớp lót Asphalt Primer lên bề mặt sàn vệ sinh sạch sẽ.
  • Dán tấm Bitum Membrane lên lớp lót bằng đèn khò khí ga. Đèn khò sẽ giúp nung chảy nhựa đường phía dưới tấm Bitum Membrane, rồi sau đó dán lên lớp lót để tạo sự bám dính. Dùng bay miết mạnh phía trên, tạo độ nhẵn bề mặt, và loại bỏ các lớp khí bên dưới.
  • Khi đã thi công kín hết bề mặt, kiểm tra khả năng chống thấm sân thượng bằng cách ngâm nước.
  • Thi công 1 lớp vữa xi măng M75 dày 2-3cm, bảo vệ tấm trải chống thấm. Và tạo độ dốc nước về ống thu nước.
  • Tiến hành thi công lớp gạch chống nóng.
Chống thấm sàn bằng màng chống thấm bitum
Chống thấm sàn bằng màng chống thấm bitum

Chống thấm sàn mái là việc cần phải làm bởi nó rất quan trọng, có ảnh hưởng đến kết cấu công trình. Do đó, bạn cần chọn phương pháp và vật liệu chống thấm phù hợp nhất. Trên đây chúng tôi đã giới thiệu một số vật liệu chống thấm sàn mái hiệu quả và phổ biến nhất. Hy vọng các thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.