Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
123 lượt xem

Cách tính m2 thi công điện nước dựa theo đơn giá chi tiết A-Z

 

Trong quá trình thi công nhà, việc tính toán diện tích m2 để thi công các hạng mục điện nước vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tính m2 thi công điện nước chính xác nhằm hạn chế rủi ro, tốn kém không đáng có. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách tính chuẩn xác, dễ áp dụng nhất.

Các hạng mục cơ bản khi tính m2 thi công điện nước

Các hạng mục cơ bản khi thi công điện nước

Các hạng mục cơ bản cần thực hiện khi thi công điện nước

Việc áp dụng cách tính m2 thi công điện nước sẽ dựa trên những hạng mục thi công cơ bản như:

  • Thi công điện đi dây âm tường, điện dán dây âm tường mới.

  • Thi công lắp đặt điện dán dây âm tường, ống nước.

  • Hạ tầng điện: Công tắc, ổ cắm điện, đèn chiếu sáng, bình nước nóng, vòi nước, bồn cầu, bồn rửa, ống nước và ống dẫn điện.

  • Thi công hệ thống đường nước mới: Cần xác định chiều dài và các loại ống nước sử dụng cho công trình.

Cách tính m2 thi công điện nước chi tiết A-Z

Cách tính m2 thi công điện nước từ A-Z

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách tính m2 thi công điện nước cho bạn tham khảo:

Cách tính m2 thi công điện

Bạn có thể tham khảo cách tính m2 thi công điện theo bảng dưới đây:

Đơn giá thi công điện

Các hạng mục

Đơn giá thi công điện dán dây: 75.000VNĐ/m2 sàn

  • Dán dây điện âm tường, âm sàn

  • Lắp đặt đế âm, đế nổi

  • Đấu nối tủ điện, cầu dao

  • Gắn các thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng ( không bao gồm đèn chùm)

Đơn giá thi công điện ống ghen mềm: 90.000đ/ m2 sàn

  • Đi ống âm tường, âm sàn (ống ghen mềm, ống ruột gà)

  • Lắp đặt đế âm (đế nhựa)

  • Kéo dây.

  • Đấu nối tủ điện, cầu dao

  • Gắn các thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng (không bao gồm đèn chùm)

Đơn giá thi công điện ống ghen cứng: 110.000đ/ m2 sàn

  • Đi ống ghen cứng âm tường, âm sàn (ống cứng, ống nhựa PVC)

  • Lắp đặt đế âm (đế nhựa), tủ điện

  • Kéo dây, đấu nối tủ điện, cầu dao (aptomat)

  • Gắn các thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng ( không bao gồm đèn chùm)

Các vật tư thi công lắp đặt điện

Chủ đầu tư tự chuẩn bị hoặc yêu cầu đơn vị thi công cung cấp

Báo giá dựa trên mức giá thị trường và khối lượng thi công.

 Cách tính m2 thi công nước

Cách tính m2 thi công nước

Tính toán m2 thi công nước dựa theo tổng diện tích mặt sàn xây dựng

Đơn vị đo lường diện tích của mặt sàn xây dựng là m2. Phần hoàn thiện thi công nước bao gồm các chi tiết lắp đặt thiết bị vệ sinh như bồn cầu, bình nước bóng, lavabo, máy bơm nước,…Chi phí này không bao gồm chống thấm cổ ống xuyên sàn và hộp kỹ thuật.

Các hạng mục thi công nước bao gồm:

  • Lắp đặt ống cấp/xả nước cho nhà vệ sinh

  • Lắp đặt và thi công các thiết bị vệ sinh cơ bản như: bồn cầu, lavabo, vòi tắm,…

  • Lắp đặt bồn nước lạnh

  • Lắp đặt ống cấp thoát nước, thiết bị rửa vệ sinh cho phòng bếp.

Ngoài ra, việc báo giá thi công nước dựa theo quy ước kỹ thuật chung và mỗi công trình sẽ có mức giá không giống nhau. Vì vậy, cần khảo sát thực tế để đưa ra mức giá chính xác nhất.

Một số lưu ý áp dụng cách tính m2 thi công điện nước

Lưu ý khi tính m2 thi công điện nước

Quá trình tính m2 thi công điện nước cần tính đến một số lưu ý nhất định

Trong quá trình tính chi phí thi công điện nước, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Đơn vị tính trong thi công điện nước là mét vuông mặt sàn xây dựng thực tế.

  • Thi công điện nước hoàn thiện được tính bằng chi phí lắp đặt thiết bị vệ sinh trong phòng tắm.

  • Giá thi công sẽ thay đổi dựa theo khảo sát thực tế.

  • Bạn cần xác định rõ các yếu tố liên quan như độ dài ống nước, loại vật liệu sử dụng, các loại thiết bị kỹ thuật, và các chi phí phát sinh khác như chi phí vận chuyển, chi phí lao động,…

  • Có tính đến các yếu tố tác động đến độ khó của công trình thi công như: khu vực thi công, mật độ dân cư, mật độ giao thông, điều kiện địa hình, các yêu cầu kỹ thuật và quy định của pháp luật.

  • Ngoài chi phí thi công, bạn cần cân nhắc đến chi phí bảo trì và sửa chữa trong tương lai, để có kế hoạch chi tiêu hiệu quả và tránh gây lãng phí tài nguyên.

Kinh nghiệm thi công điện nước dân dụng

Quá trình thi công điện nước cho nhà ở dân dụng là công đoạn quan trọng giúp đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản của gia chủ và đảm bảo sự an toàn khi sử dụng. Vì vậy, khi mới bắt tay vào thi công, gia chủ cần nắm được một số kinh nghiệm sau:

Chia sẻ một số kinh nghiệm thi công điện nước

Chia sẻ một số kinh nghiệm thi công điện nước

Kinh nghiệm lắp đặt phần điện

  • Không đi dây trực tiếp âm tường mà cần luồn dây điện trong ống để tiện cho việc sửa chữa, thay thế sau này khi cần.

  • Số lượng dây không quá 40% tiết diện ống để dễ dàng thay thế khi xảy ra sự cố.

  • Chỉ nối dây trong hộp ổ cắm, hộp nối, hộp máng đèn. Không được phép nối dây trong ống.

  • Những cáp điện chôn ngầm phải có sự liên tục, không được nối cáp.

  • Các đầu dây phải được đánh dấu theo thứ tự theo sơ đồ tủ phân phối điện để việc sửa chữa, thay thế được diễn ra dễ dàng hơn.

Kinh nghiệm lắp đặt phần nước

  • Cần có thiết kế đường ống nước hợp lý, lưu trữ bản vẽ cẩn thận để tiện hơn khi sửa chữa.

  • Lựa chọn đường ống và các loại phụ kiện chất lượng, chính hãng, thương hiệu uy tín.

  • Ống nước và các phụ kiện thiết bị cần được lắp đặt đúng vị trí theo bản vẽ thiết kế. Quá trình thi công phải tỉ mỉ, cẩn thận. Sau khi lắp đặt xong phải có biện pháp bảo vệ đường ống để tránh hư hỏng trong quá trình sử dụng.

  • Rà soát, kiểm tra sau khi hoàn thành lắp đặt ống nước để kịp thời phát hiện sai sót, những vị trí không đạt yêu cầu.

Trên đây là cách tính m2 thi công điện nước chi tiết mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Cần có sự chú ý và cẩn thận trong việc tính toán chi phí nhằm đưa ra kế hoạch chi tiêu hiệu quả và đảm bảo tiến độ xây dựng được thực hiện đúng tiến độ.