Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
60 lượt xem

Tại sao màng sơn bị bong tróc?

Sau một thời gian sử dụng, sẽ xuất hiện hiện tượng màng sơn bị bong tróc. Vậy nguyên nhân đến từ đâu, hướng giải quyết sẽ là thế nào?

Bởi không thể để hiện tượng này quá lâu được, ảnh hưởng đến tổng thể căn nhà. Lại còn mang đến tình trạng nứt nẻ tường rất nguy hiểm,.. Haizz, thế nên, hãy cùng tìm hiểu và đưa ra một vài cách khắc phục nhé.

Nguyên nhân gì khiến việc màng sơn bị bong tróc?

Độ ẩm:

Màng sơn bị bong tróc

Đây là nguyên nhân mà chúng tôi  nghĩ đến đầu tiên. Thủ phạm này không chỉ làm màng sơn bị bong tróc, mà còn khiến tường bị phồng rộp, nấm mốc,.. Nhưng sự cố này thường đến từ việc thi công sơn nhà trong điều kiện tường nhà chưa đạt đến độ khô nhất định.

>> Xem thêm: Tổng hợp các đơn vị chống thấm Ba Đình hàng đầu

Không xử lý mặt tường kỹ càng

Dù là có xử dụng những hãng sơn tốt nhất hiện nay, thì vẫn có thể gặp hiện tượng tường bị bong tróc. Nếu không xử lý mặt tường kỹ càng (xuất hiện những vệt lồi, lõm không bằng phẳng)

Màng sơn bị bong tróc

Một nguyên nhân nữa cũng có thể dẫn đến hiện tượng này. Đó là để tăng độ bám dính cho sơn – người thợ thường sử dụng bột trét. Nhưng bột trét chất lượng thấp, không những không có tác dụng. Mà còn khiến việc bong tróc còn nghiêm trọng hơn.

Tác động ngoại lực cũng là một nguyên nhân

Thế nào là tác động ngoại lực?? Tức là khi có những tác động bởi lực từ bên ngoài như cạy, sử dụng chất có độ dính treo đồ, va chạm với các vật cứng,.. Cũng là những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng màng sơn bị bong tróc.

Hiện tượng này sẽ đem đến hậu quả gì nhỉ?

Màng sơn bị bong tróc
Chẳng cần nói nhiều đến hậu quả mà những mảng bong tróc này đem lại.. sẽ chẳng ai muốn nhìn ngôi nhà của mình có hiện tượng này chứ
  • Có lẽ không cần nói nhiều, thẩm mỹ của ngôi nhà phần nào bị ảnh hưởng.
  • Kết cấu của công trình xuống cấp nhanh chóng
  • Dễ phát sinh những nguy cơ thấm dột, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
  • Và tự dưng lại mất thêm một khoảng chi phí cho các hoạt động tu sửa, sơn lại nhà, hay việc chống thấm trước khi thi công.

Phòng chống tường nhà bị bong tróc bằng cách nào?

Ở mục này, là những cách phòng chống hiện tượng màng sơn bị bong tróc. Phần dưới chúng tôi sẽ đề cập đến cách cách xử lý tường bị bong tróc nha.

  • Chọn những loại sơn tường có chất lượng tốt. Và cần đảm bảo sơn theo đúng những quy trình mà nhà sản xuất đưa ra. Để giúp duy trì tuổi thọ của tường ở mức cao nhất.
Màng sơn bị bong tróc
Để phòng ngừa việc xuất hiện những mảng sơn bị bong tróc. Không chỉ cần sản phẩm sơn tốt – mà còn cần người thợ có tâm nữa

Sơn tường là một nghệ thuật – người sơn tường là một người nghệ sĩ.

  • Vì thế, hãy lựa chọn một người thợ có tay nghề cao và có trách nghiệm. Để việc thi công được an toàn, đúng kỹ thuật.
  • Đối với tường nội thất, sử dụng rèm che để tránh ánh nắng trực tiếp lên tường. Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp ốp gạch lên tường ở những không gian dễ bị ẩm ướt.

>>Đọc thêm: Một số công ty chống thấm Hoàng Mai đơn giản hiệu quả

Cách xử lý tường bị bong tróc

Chúng tôi sẽ đề cập đến 2 cách sử lý tường bị bong tróc hiệu quả.

Cách 1

  • Chuẩn bị những vật dụng, bao gồm:

Giấy nhám mịn

Sơn lót, sơn

Cọ sơn hoặc con sơn lăn

Xi măng, cát, bay

Màng sơn bị bong tróc

  • Cạo bỏ thật sạch lớp sơn cũ, và lớp bột còn sót lại. Nhớ là phải cạo thật sạch nha.
  • Sử dụng giấy nhám, đánh những màng sơn bị bong tróc, loại bỏ hết những lớp sơn cũ.
  • Đây được xem là một công việc dễ dàng, nhưng lại vô cùng cần thiết. Bởi nếu không cạo sạch lớp sơn cũ, thì sẽ làm ảnh hưởng lớp sơn mới.
  • Quét sạch bụi: Quét sạch lớp bụi do quá trình chà nhám, cũng như là bám bẩn lên tường. Nếu không quét sạch, thì sơn sẽ bám lên lớp bụi. Chứ không phải là bám vào tường, nên bạn cần lưu ý nhé.
  • Sơn lót một lớp lên tường, để ít nhất 24h cho sơn khô hẳn. Để hiệu quả hơn, bạn trét bột tường cho mịn.

Màng sơn bị bong tróc

Bột trét tường (mastic) là một loại vật liệu xây dựng. Thường được sử dụng với mục đích xử lý bề mặt nhằm tạo bề mặt nhẵn mịn, tăng tính thẩm mỹ. Cũng như tăng độ bám dính cho màng sơn

  • Sơn lớp đầu tiên bằng một con lăn hoặc cọ sơn sạch. Đợi sơn khô trước khi tiến hàng sơn lớp tiếp theo. Nên sơn từ 2-3 lớp tùy theo quy chuẩn của nhà sản xuất.

 Cách 2: Sử dụng hóa chất đối với tường vôi vữa

Màng sơn bị bong tróc
Vẫn cứ là phải cạo bỏ sạch lớp sơn cũ trên tường
  • Đục toàn bộ lớp vữa trát khu tường bị ẩm, bong tróc, rộp ra
  • Đục các mạch vữa tường, sâu vào khoảng 1.5-2cm.
  • Vệ sinh sạch sẽ tất cả các mạch vữa xây tường. Miết vữa vào các vị trí mạch vữa vừa đục sâu (sao cho phẳng bằng mép gạch) – Có thể miết bằng vữa mác 75, trộn nước và sika latex 50 + 50 trộn vào lớp vữa)
  • Đợi lớp vữa miết mạch khô hẳn, vệ sinh sạch bề mặt cần trát lại.

Màng sơn bị bong tróc

  • Quét 2 lớp hồ dầu vào toàn bộ bề mặt tường.
  • Chờ lớp hồ dầu khô hẳn, quét 1 lớp Sika Latex (hoặc Sika Latex TH) + nước + xi măng theo tỷ lệ 1:1:4 (1kg Sika – 1kg nước – 4kg xi măng) lên trên lớp hồ dầu và toàn bộ bề mặt cần trát.

Trong cách xử lý màng sơn bị bong tróc này. Có cả sự suất hiện của vật liệu chống thấm Sika nữa đấy nhé.

  • Chờ lớp Sika khô hẳn, tiến hành trát vữa mác 75 vào toàn bộ mặt tường vừa xử lý là xong rồi.

Nếu bạn cảm thấy mọi thứ quá là phức tạp, và chẳng biết nên bắt đầu từ đâu. Không sao cả, hãy liên hệ với chúng tôi theo số Hotline: 093 858 11650904 581 165. Để được tư vấn, cũng như là nêu ra hướng giải quyết tốt nhất cho những màng sơn bị bong tróc. Trả lại vẻ đẹp vốn có của ngôi nhà.